Lưu ý, Kỹ thuật xây bể nước sạch ngầm cho công trình dân sinh

Kỹ thuật xây bể nước sạch ngầm cho công trình dân sinh

Trong các ngôi nhà cao tầng đặc biệt ở các thành phố, nguồn nước đóng vai trò quan trong trong sinh hoạt. Nhưng nước sạch từ nước máy thành phố không phải lúc nào cũng sạch và ổn định. Nguồn nước sau khi được lọc công nghiệp ở nhà máy sẽ được chuyển đến người dân. Ở Hà Nội và các thành phố lớn, người dân thường có thói quen xây bể ngầm với dung tích lớn để chứa nước chờ. Nguồn nước này sẽ được bơm lên các hệ thống lọc tổng, lọc nước đầu nguồn ở các tầng cao của tòa nhà. sau đó được trữ lại ở các bồn chứa nước sạch. Hôm nay Swatec xin được chia sẻ về kỹ thuật xây bể ngầm nước sạch cho công trình dân sinh.

Thực trạng xây dựng bể nước ngầm

Trước đây, trong các ngôi nhà ở truyền thống, đều có giếng khơi, bể nước mưa… để phục vụ nhu cầu sống, sinh hoạt thường ngày của con người. Và rồi, nó trở thành những biểu tượng song hành không thể tách rời được trong các công trình nhà cấp 4, nhà ở ba gian. Tuy nhiên, đối với các công trình nhà ở phố, biệt thự phố với diện tích mặt bằng đất xây dựng nhỏ hẹp, giải pháp kĩ thuật được áp dụng phổ biến hiện nay là việc xây dựng bể nước ngầm.

Về cấu tạo bể nước ngầm

Về vị trí bể nước ngầm: Bể nước ngầm thường được xây dựng dưới đất, có thể xây bên trong công trình hoặc bên ngoài công trình ( nếu có đất xây dựng trống)
Yêu cầu khi thiết kế bể nước ngầm: Bể nước ngầm cần được đặt sâu bằng hoặc nông hơn đáy móng ( Không nên làm sâu hơn đáy móng vì sẽ làm yếu móng và dễ bị nứt do những áp lực của móng). Đáy bể nước ngầm được làm riêng và tách biệt với đáy móng ( Không nên làm sâu hơn đáy móng vì điều đó sẽ làm yếu móng và dễ bị nứt do áp lực của móng)

Để hiểu được kỹ thuật xây bể nước ngầm, thì bạn cũng cần hiểu về cấu tạo bể:

  • Đáy của bể nước ngầm được cấu tạo bằng bê tông cốt thép mác 200 dày ít nhất là 100mm
  • Tường bể phải xâu gạch đặc mác 75, vữa xi măng cát mác 50, trát trong bằng vữa xi măng cát vàng mác 75 hày 25 trát làm hai lớp ( lớp đầu dày 15mm, lớp sau dày 10mm), đánh mày bằng xi măng nguyên chất.
  • Cấu tạo nắp bể nước ngầm thường được đúc bằng tấm đan bê tông cốt théo lắp ghép dày 50mm.
  • Lựa chọn loại gạch xây bể nước ngầm: Phải lựa chọn gạch đặc mác 75. Vữa xi măng trộn mác 50- 75. Gạch cần được ngâm nước kĩ trước khi xây dựng để đảm bảo độ thấm nước và giãn nở. Mạch cần được no vữa, xây theo kiểu chữ công.
  • bể cần phải được láng dốc về phía rốn bể có kích thước tối thiểu 250×250
  • Nắp bể nước ngầm cần được thiết kế với kích thước phù hợp để có thể lên xuống dễ dàng và bảo đảm tính an toàn cho bể nước bên dưới.

Yếu tố yêu cầu hàng đầu đối với cấu tạo bể nước ngầm là khả năng chống thấm và làm sao không gây ảnh hưởng đến nền móng. Đặc biệt, trong kỹ thuật xây bể nước ngầm, người ta có thể chia ra nhiều ngăn để giảm bớt áp lực của nước vào thành bể.

 

 

Lưu ý về kỹ thuật xây bể nước ngầm chủ nhà cần chú ý

Một vài yêu cầu kĩ thuật cơ bản khi xây dựng và thi công bể nước ngầm cần được chú ý để bạn có thể theo dõi và giám sát bao gồm:

Thứ nhất: Bể nước ngầm không được rò rỉ

Áp dụng đúng các kỹ thuật xây bể nước ngầm, yếu tố cần phải đảm bảo bể nước sau khi hoàn thiện không bị rò rỉ bởi sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sử dụng, từ đó có thể gây ra những vấn đề nghiệm trọng về sức khỏe, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề sức khỏe, cũng như hoạt động sống, sinh hoạt thường ngày của các gia đình. Đồng thời, khi thi công bể nước ngầm dưới lòng đất, cũng phải chú ý đến yếu tố rò rỉ bởi các sinh vật dưới lòng đất, hoặc các hóa chất độc hại có thể dễ dàng xâm nhập nếu như bể nước bị rò rỉ

Chính vì thế, mà trong khi thiết kế cũng như kỹ thuật xây bể nước ngầm, các kỹ sư đều khuyến cáo việc người dân cần phải sử dụng gạch đặc, không nên sử dụng gạch lỗ trống vì điều đó có thể làm gây hại đến khả năng rò rỉ của bể nước. Gạch trước khi xây dựng cũng cần được ngâm nước kĩ càng để tránh bị hút nước của vữa, sẽ gây ra các lỗ hổng. Khi xây dựng nên xây và trát vữa xi măng. Nên trộn lẫn cát đen và cát vàng để đảm bảo độ bền. Sau khi trát bể nước ngầm, để khô qua 1 ngày sau đó mới đánh màu bằng xi măng nguyên chất.
Để kiểm tra được độ rò rỉ của bể nước ngầm trước khi tiến hành tích trữ nước, bạn cần phải khử mùi xi măng trước khi sử dụng, vì nó có thể gây mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất lượng của nước.

 

Thứ hai: Chú ý kỹ thuật xây bể nước ngầm – cần tránh xa bể phốt

Trên thực tế, nhiều gia đình chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc phải đặt 2 bể gần nhau bao gồm cả bể nước và bể phốt bởi diện tích đặt của nhà không cho phép. Điều này vẫn có thể được áp dụng và thực hiện, đặc biệt là trong các công trình nhà phố, biệt thự.
Tuy nhiên, trường hợp không may sảy ra, bạn nên đặt bể nước ngầm tránh xa khu vực của bể phốt vì nếu bể phốt bị rò rỉ, sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của bể nước ngầm.
Để khắc phục được nhược điểm này, cần bố trí hai bể trong hai khoang móng khác nhau, đặt cách xa bể phốt.

 

Thứ ba: Chú ý về thể tích kích thước bể nước ngầm

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật xây bể nước ngầm nhà dân hiệu quả

Kỹ thuật xây bể nước ngầm cũng cần phải chú ý đến thể tích, kích thước bể nước ngầm. Thiết kế bể nước ngầm với thể tích bể chứa nước trung bình cho gia đình có từ 3- 5 thành viên là từ 2- 3m3. Đối với các gia đình có số lượng thành viên nhiều hơn, hoặc nhu cầu sử dụng nước lớn hơn thì bạn có thể xây dựng các bể nước ngầm với thể tích bể lớn hơn để đảm bảo những yêu cầu thiết kế cũng như sử dụng của cả gia đình.

Thứ tư: Ký thuật xây bể nước ngầm – Lưu ý tới hệ thống cấp thoát nước

Thông thường, để đảm bảo độ bền vững cũng như việc dễ dàng thi công xây dựng, các loại ống nhựa PVC được ưu tiên sử dụng làm đường thoát nước cho hệ thống bể nước ngầm. Ưu điểm của loại ống này là nhẹ, bền, kín nước và đồng thời rất dễ thi công. Tuy nhiên, khi lựa mua ống nhựa, gia chủ cũng phải thông minh khi lựa chọn bởi có rất nhiều sản phẩm kém chất lượng trà trộn trên thị trường hiện nay.

Kỹ thuật xây bể nước ngầm- xây dựng hệ thống cấp thoát nước cũng cần chú ý hạn chế tối đa những nguyên nhân làm hưu hỏng đường ống nước. Đặc biệt, nếu trong quá trình xây dựng, nếu đường ống nước đi qua tường móng cần phải lưu ý đến lỗ để chờ rộng khoảng 15- 20cm để tránh tình trạng không có lỗ cho ống nước đi qua sau này. Đặc biệt, khi xây dựng, không được xây gạch trực tiếp lên ống vì sẽ làm vỡ ống. Đồng thời, cũng cần chú ý không đi đường ống thoát nước đè lên đường ống cấp nước mà nên đi 2 đường ống nước song song với nhau. Trong trường hợp bắt buộc 2 đường ống nước phải giao nhau thì ở trong những vị trí này nên lót bằng cát vàng mịn.

Khi lắp các đường ống nước, gia chủ cần bố trí cách bề mặt bể khoảng 10 -15 cm là vừa, không được để quá sâu hoặc quá cao so với mặt bể…

Bên trên là một số kiến thức cơ bản và các lưu ý về xây dựng bể ngầm chứa nước sạch. Mọi người cần tư vấn về kỹ thuật xây dựng bể ngầm có thể để lại thông tin theo link sau:https://swatec.vn/lien-he

CÔNG TY CỔ PHẦN SWATEC VIỆT NAM

Hà Nội: Số 21 Manor 1Str, khu đô thị The Manor Central Park, P.Đại Kim ,Q.Hoàng Mai
Tp Hồ Chí Minh: Số nhà 16 đường số 7 khu cityland center hill
Điện thoại: 0862.712.138
Email: contact.swatecvn@gmail.com

Bài viết liên quan